Mục Lục
Chuột rút cơ bắp
Canxi đóng vai trò ổn định hoạt động của các cơ và xương. Do đó, chuột rút cơ là một trong những triệu chứng ban đầu báo hiệu cơ thể đang thiếu hụt canxi. Tình trạng chuột rút và đau cơ thường xảy ra ở bắp đùi, hai tay, tuy nhiên ở bắp đùi là chủ yếu. Triệu chứng chuột rút do thiếu canxi xảy ra khi bạn giữ một tư thế ngồi, nằm, đứng quá lâu và khi thay đổi tư thế thì các cơ bị co rút, gây đau đớn.
Giảm trí nhớ, khó tập trung
Khi thiếu hụt canxi, cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, bồn chồn nên rất khó tập trung vào mọi việc, cho dù đó chỉ là việc nhỏ nhặt. Ngoài ra, khi bạn không tập trung thì việc quên nhớ cũng thường xuyên xảy ra, đồng thời khả năng ghi nhớ cũng giảm sút nghiêm trọng.
Da khô và yếu móng
Tình trạng thiếu canxi có thể biểu hiện rõ ràng qua da và móng tay chân. Những người bị thiếu canxi thì da rất dễ bị khô, đồng thời móng tay chân yếu giòn và dễ xước gãy hơn, mặc dù đôi khi chỉ là va chạm nhẹ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Kinh nguyệt đến muộn hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn bình thường. Các dấu hiệu như chuột rút, đau bụng, nổi mụn, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, đau ngực… bỗng nhiên xuất hiện nhiều và nặng hơn bình thường, đó có thể là một trong những dấu hiệu cơ thể đang bắt đầu thiếu hụt canxi.
Răng yếu và xỉn màu
Canxi là một phần rất quan trọng cho sức khỏe răng. Do đó, nếu thiếu hụt canxi thì răng không thể nào chắc khỏe được. Khi cơ thể thiếu canxi thì răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn, dễ ê buốt, màu răng giảm trắng sáng và răng cũng dễ bị sâu hơn.
Xương dễ nứt gãy
Canxi không chỉ cần thiết cho răng mà còn là thành phần cốt lõi cấu tạo nên xương. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt canxi thì xương bị yếu hơn là điều đương nhiên. Và nếu chỉ là những va chạm nhẹ nhưng xương của bạn lại dễ dàng nứt, gãy thì bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng và canxi ngay.
Mất ngủ
Những người không chú trọng bổ sung canxi trong thực đơn thường xuyên rất dễ gặp tình trạng mất ngủ do thiếu canxi gây ra. Do tình trạng thiếu hụt canxi sẽ cản trở quá trình sản sinh melatonin trong cơ thể, trong khi đó melatonin lại là hormone tạo giấc ngủ ngon. Vậy nên, nếu có dấu hiệu cơ thể thiếu hụt canxi thì bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Trong một số trường hợp, bạn có thể ngủ thiếp đi vì mệt lả người nhưng giấc ngủ lại chập chờn và không ngon giấc.
Có thể bổ sung canxi từ nguồn nào?
Ngoài phương pháp bổ sung canxi bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng có thể nạp canxi qua các nguồn thực phẩm như: sữa, hải sản, đậu nành, khoai lang, bông cải xanh, rau dền, rau bina, cá mòi, hạt hạnh nhân, hạt vừng…
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp tăng cường vitamin D bằng cách phơi nắng sáng. Bởi loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ quá trình tổng hợp và hấp thụ canxi tốt hơn cho cơ thể.
Nguồn: Stylecraze